Monad là blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake và có khả năng tương thích cao với EVM. Dự án đã huy động thành công 19 triệu USD tại vòng gọi vốn seed được dẫn đầu bởi Dragonfly Capital. Vậy dự án Monad này có gì đặc biệt, hãy cùng Nghiện Crypto tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1.Monad là gì?
Monad là blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế Proof-of-Stake (PoS) và tương thích với Ethereum Virtual Machine (EVM). Đặc biệt, Monad sử dụng cơ chế Parallel Execution (thực thi song song) nhằm mục đích xử lý các giao dịch độc lập với nhau và thực hiện chúng đồng thời trong cùng một khoảng thời gian.
Cơ chế này sẽ giúp giảm phí gas và nâng cao hiệu suất blockchain. Hiện tại, Monad được coi là một trong những dự án hàng đầu trong việc triển khai Parallel Execution, cạnh tranh trực tiếp với các tên tuổi như Sei, Sui, Aptos, NeonVM,…
Monad Labs đặt mục tiêu khắc phục các hạn chế của 2 blockchain Layer 1 hàng đầu hiện nay là Ethereum và Solana, Cụ thể, Monad sẽ tăng tốc độ và giảm phí giao dịch so với mạng Ethereum, đồng thời giải quyết vấn đề tắc nghẽn mạng mà Solana gặp phải.
2. Đội ngũ dự án.
Monad Labs hiện có khoảng 30 nhân viên, trong đó đội ngũ phát triển phần lớn từng làm việc tại Market Maker đình đám Jump Trading. Thông tin về các thành viên chủ chốt của Monad:
- Keone Hon (CEO & co-founder): Ông từng giữ vị trí trưởng nhóm giao dịch tại Jump Trading LLC từ 2013 – 2021 và từng làm Quantitative Developer tại Jump Crypto trước khi sáng lập nên Monad
- James Hunsaker (CTO & Co-founder): Ông từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch tại ngân hàng J.P. Morgan và Goldman Sachs. Sau đó, James giữ vị trí kỹ sư phần mềm tại Jump Trading LLC trước khi đồng sáng lập Monad vào tháng 2/2022.
Eunice Giarta (COO & Co-founder): Bà từng làm Product Manager tại các công ty lớn như Bank of America, Broadway Technology, Shutterstock. Hiện bà đang giữ vị trí CEO – giám đốc khâu vận hành tại Monad.
3. Nhà đầu tư & Đối tác.
Monad đã hoàn thành 2 vòng gọi vốn với tổng số tiền nhận được lên tới 244 triệu USD từ các quỹ đầu tư Tier 1 như Paradigm, DragonFly Capital. Thông tin chi tiết về các vòng gọi vốn của Monad:
- Vòng 1 (Seed Round – 14/02/2023): Monad nhận được 19 triệu USD trong vòng hạt giống dẫn đầu bởi DragonFly Capital, cùng sự tham gia của các quỹ Shima Capital, Lemniscap, Placeholder Ventures, Finality Capital Partners & nhà đầu tư thiên thần Naval Ravikant (cựu CEO của AngelList)
- Vòng 2 (Undisclosed – 09/04/2024): Dự án huy động được 225 triệu USD trong vòng gọi vốn do quỹ đầu tư nổi tiếng Paradigm dẫn đầu, với sự tham gia của Electric Capital và Greenoaks Capital.
Paradigm được cho là đóng góp tới hơn 150 triệu USD trong vòng gọi vốn vào mới nhất. Số tiền 225 triệu USD mà Monad huy động được cũng là vòng gọi vốn lớn nhất trong thị trường Crypto trong năm 2024, ngang bằng với con số 225 triệu USD của cầu nối Wormhole vào năm 2023.
4. Điểm nổi bật của Monad.
Monad hiện là dự án hàng đầu sử dụng cơ chế Parallel Execution và tương thích với EVM. Sau đây là một số điểm nổi bật của Monad:
- Tương thích cao với EVM: Điều này có thể giúp thu hút các nhà phát triển trên Ethereum chuyển sang Monad. Thay vì chỉ sao chép codebase của Ethereum, Monad cho biết họ đang xây dựng một EVM mới hoàn toàn từ đầu, sử dụng kiến trúc pipeline giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm độ trễ trong quá trình xử lý.
- Giảm chi phí tính toán: Việc tập trung vào giảm chi phí tính toán trong việc phát triển ứng dụng có thể giúp kết hợp tính bảo mật và hiệu suất, giúp các nhà phát triển ứng dụng có sự lựa chọn linh hoạt hơn.
- Tốc độ giao dịch cao: Với cơ chế Parallel Execution, Monad đã có khả năng xử lý được 10.000 TPS (số giao dịch trong 1 giây) ở phiên bản Devnet, gấp 1000 lần so với mức trung bình 10 TPS của Ethereum.
Điều này có thể là một bước tiến quan trọng để giải quyết vấn đề về độ trễ và hiệu suất trong mạng Ethereum.Mức TPS hiện tại của Monad đang vượt trội so với Solana, Cosmos, Ethereum & Avalanche. Tuy nhiên, dữ liệu TPS của 4 mạng trên đã được ghi nhận trên mainnet, trong khi Monad mới đang ở giai đoạn Devnet và vẫn cần thời gian để chứng minh.
5. Hệ sinh thái & công nghệ của Monad.
Hiện tại, hệ sinh thái của Monad đang có những bước phát triển vững chắc, nổi bật với một số mảnh ghép đáng chú ý sau:
- DeFi: Wombat Exchange, Ambient, iZUMi Finance,…
- Infrastructure: Wormhole, LayerZero, Pyth Network, Axelar Network…
- NFT/Game: OmniX, BlockNads, Monadians,…
- Wallet/Payment: MetaMask, Rabby Wallet, Sphere
Monad Ecosystem
5.1. Parallel Execution
- Monad xử lý nhiều giao dịch cùng lúc thay vì từng giao dịch một như Ethereum.
- Sử dụng phương pháp optimistic execution để đảm bảo tính chính xác của kết quả.
- MonadDb: cơ sở dữ liệu tùy chỉnh để lưu trữ trạng thái, tối ưu hóa cho Asynchronous I/O, giúp giảm thời gian chờ đợi.
5.2. Deferred Execution
- Di chuyển quá trình thực thi ra khỏi quá trình đồng thuận.
- Thực hiện giao dịch trước và lưu trữ kết quả, bỏ qua nhu cầu thực thi trong cơ chế đồng thuận.
- Giảm thời gian cần thiết để đạt được sự đồng thuận, xác nhận giao dịch nhanh hơn.
5.3. MonadBFT
- MonadBFT là cơ chế đồng thuận hiệu suất cao cho phép các giao dịch đạt được tính hoàn thiện khối (block finality) tức thì, đảm bảo giao dịch nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.
- Thuật toán BFT 2 giai đoạn, tận dụng Pipelining để tăng tốc độ thực hiện giao dịch và thông lượng.
5.4. Shared Mempool
- Nhóm bộ nhớ được chia thành nhiều shard, mỗi shard lưu trữ một tập hợp con các giao dịch.
- Xử lý giao dịch hiệu quả hơn và mở rộng quy mô thành số lượng giao dịch lớn hơn.
6. Tokenomics.
Updating…
7.Roadmap.
Lộ trình phát triển của Monad như sau:
- Quý 1 2024: Monad ra mắt devnet. Cụ thể, devenet được phát hành vào ngày 14/03 sau khi đạt được tốc độ ấn tượng 10.000 giao dịch mỗi giây (TPS) trong môi trường thử nghiệm nội bộ.
- Quý 2 2024: Monad ra mắt public testnet.
- Quý 4 2024: Monad chính thức mainnet
8.Hướng dẫn làm Airdrop dự án.
Trải nghiệm miễn phí:
Bước 1: Tham gia Discord Monad
Bước 2: Vào mục #social-credit -> Chọn get role để lấy role Comment Mob
Bước 4: Tham gia các events được tổ chức trong Discord và Telegram
Trải nghiệm có phí:
Bước 1: Mua đồng PYTH và W và tham gia Stake trên Monad
Bước 2: Staking PYTH tại Pyth Network.
Lưu ý: Khi tham gia Staking mọi người nên Stake ít nhất là 5000 PYTH để được lọt vào top 10,000 nha, còn về W thì hiện tại vẫn chưa mở stake, bạn theo dõi dự án và Nghiện Crypto để cập nhật sớm nhất nhé!
9.Nhận định .
Dự án Monad có một số điểm đáng chú ý và mạnh mẽ:
- Cải thiện hiệu suất: Monad đang hướng tới việc cải thiện hiệu suất của hệ sinh thái Ethereum bằng cách đạt được thông lượng giao dịch cao lên đến 10.000 TPS. Điều này có thể là một bước tiến quan trọng để giải quyết vấn đề về độ trễ và hiệu suất trong mạng Ethereum.
- Xử lý giao dịch một cách song song: Khả năng xử lý các giao dịch song song trong Monad là một ưu điểm quan trọng, cho phép tối ưu hóa hiệu suất và giảm độ trễ trong quá trình xử lý.
- Mục tiêu giảm chi phí tính toán: Việc tập trung vào giảm chi phí tính toán trong việc phát triển ứng dụng có thể giúp kết hợp tính bảo mật và hiệu suất, giúp các nhà phát triển ứng dụng có sự lựa chọn linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, dự án có một đội ngũ sáng lập kỹ thuật có kinh nghiệm và sự hợp tác với các nhà đầu tư uy tín, điều này có thể là một điểm mạnh cho tương lai của Monad.
Tuy nhiên, dự án vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và cần phải chờ xem liệu các mục tiêu và kế hoạch của họ có thể được thực hiện hay không. Thông tin về token và roadmap của dự án cũng đang còn thiếu, điều này có thể tạo ra sự không chắc chắn đối với các nhà đầu tư và người quan tâm.
10. Tổng kết.
Tổng quan, Monad là một blockchain PoS tương thích với Ethereum có hiệu suất cao. Monad đại diện cho bước tiến vượt bậc trong việc cân bằng giữa tính phi tập trung và khả năng mở rộng. Điều này lý giải vì sao dự án huy động được số vốn khủng 225 triệu USD dù mới chỉ đang ở trong giai đoạn Devnet.